Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO
Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO là sự kế thừa về các quy định về giải quyết tranh chấp đã phát huy tác dụng tích cực trong gần 50 năm qua trong lịch sử của GATT 1947. Mục tiêu căn bản của cơ chế giải quyết tranh chấp này là nhằm đạt được giải pháp tích cực cho tranh chấp. Khi phát sinh tranh chấp tại WTO, đầu tiên các bên sẽ tiến hành tham vấn để đưa ra giải pháp chung thống nhất nhằm giải quyết vụ việc (Consultation – giai đoạn hòa giải), thông thường trong mỗi vụ việc đều có sự tham gia của bên thứ ba (là những thành viên có lợi ích đáng kể và mong muốn tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp, nếu họ thấy có quyền lợi đáng kể trong vụ việc và cần được Ban hội thẩm xem xét. Chỉ khi tham vấn không thành công, một Ban hội thẩm bao gồm từ 3 – 5 thành viên sẽ được thành lập và có nhiệm vụ xem xét một vấn đề cụ thể đang tranh chấp trên cơ sở các quy định WTO được quốc gia nguyên đơn viện dẫn. Sau khi hoàn tất việc thành lập Ban hội thẩm để xem xét vụ khiếu nại, việc đầu tiê...